Browsing "Older Posts"

Những chú ý nhỏ nhưng cực kì hữu ích khi học lập trình PHP

Không nên học PHP một cách máy móc mà nên học lập trình PHP bằng cách thực tế nhất. Học lập trình PHP bắt buộc phải luôn gắn liền với việc thực hành.

1. Đầu tiên nên viết lại các dòng lệnh thay vì copy & paste, việc đó sẽ giúp chúng ta thuộc và nhớ lâu hơn. Tăng hiệu quả khi tự học PHP.

2. Lúc nào code bị lỗi, hãy chú ý kĩ vị trí lỗi được thông báo ví dụ như line 456… thì ta sẽ biết được code lỗi từ dòng 456 trở lên hoặc sau đó vài dòng.

3. Khi nào thấy một số hàm mới, không biết cách sử dụng, cách truyền tham số hoặc trả về của hàm đó. Bạn có thể lên PHP.net để mày mò, cực kỳ nhanh và chính xác, ngoài ra kèm theo một số ví dụ để bạn hình dung được cách hoạt động của hàm.

4. Bạn nên lưu ý đến máy chủ đang chạy code php, nhiều máy chủ không mở hết tất cả các chức năng của php có thể sẽ gây rắc rối khi bạn sử dụng hàm. Thường là các hàm không phổ biến và có nguy cơ dùng nhiều tài nguyên.

5. Bạn gặp vấn đề, hãy lên group https://www.facebook.com/groups/htvsite.edu.vn/ để hỏi.

6. Nên dành thời gian để thực hành nhiều, hơn là đọc và xem cái bài tút qua loa trên mạng.

7. Lúc mà chưa quen lập trình, hãy bắt đầu viết code từ một code có sẵn (của người khác). Nhưng phải hiểu.

8. Nghiên cứ những đoạn code PHP ngắn để học và rút kinh nghiệm.

9. Khi mà code thành thạo, nên chú trọng đến vần đề hiệu suất. Rút gọn code ngắn nhất có thể.

10. Thường xuyên nên xem tin tức về PHP trên PHP.net, các bản vá lỗi PHP cũng như các hàm mới xuất hiện sẽ được thông báo trên PHP.net.
Kết thúc bài viết này, sẽ giúp các bạn đang muốn học và tìm hiểu về PHP nói riêng và lập trình web nói chung định hướng được việc học tập và nghiên cứu của mình. Học PHP không khó, cái khó là ở tính siêng năng và cần cù của mỗi người. Nếu đã quyết tâm học lập trình PHP thì hãy học cho đàng hoàng.
Hãy bắt đầu với các khóa học tại http://hocthietkeweb.org/ để GIỎI hơn với PHP, còn chần chừ gì nữa!
Chúc các bạn học tốt!
Sunday, November 30, 2014

Sự khác nhau giữa PHP và HTML

Để học PHP, đầu tiên chúng ta cần học làm thế nào phân biệt PHP và HTML. Học lập trình PHP một cách chính xác nhất, học PHP để thiết kế một trang web động.
Những thứ mà tôi nói tới đây có chút lằng nhằng một chút, nhiều người học PHP thường không cần biết cái này! Ồ không bạn tin tôi đi, nên bạn nên biết được cách làm việc của nó (và nó chỉ lấy của bạn khoảng 10 phút thôi), không những bạn sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian sau này mà có lẽ sẽ hiểu được bạn sẽ làm gì nữa kìa! Vậy sao đây? cũng đáng để đọc chứ nhỉ?

Không biết tôi đang định nói cái gì ý nhỉ? Nhớ rồi, định giải thích rằng: bất kì người nào truy cập vào trang web của mình, sau khi họ điền địa chỉ, enter, rồi trang web được tải về hiển thị trên màn hình! Chuẩn, nhưng trong khoảng thời gian sau khi bạn enter lúc đấy trang web hiển thị lên, liệu có những gì đã xảy ra  trong đó ?!

Chắc chắn là không rồi, nếu là có vậy mình chả nói làm gì! Cái này rất cần thiết, vì cách làm việc của HTML và PHP chắc chắn khác nhau! Để tôi nói cho các bạn từ từ nhé:

Đầu tiên, chính bạn bắt buộc phải biết  khái niệm: sự liên hệ client-server! Còn cái gì nữa đây? À à, không có gì kì lạ ở bên trong này đâu !

Client (khách) nghĩa là bạn đấy mà! Bạn là người đang âm thầm khẽ khàng ngồi trước máy tính xin được xem trang web ! Bất kì ai, những người vào web đều được gọi chung là client hết !
Tôi diễn tả máy client của bạn là cái này nhé :


Server (chủ) : chính xác chỉ có một server mà thôi ! Đó là một loại máy khổng lồ kết nối internet suốt 24/24 (với một tốc độ mạng internet siêu khủng khiếp), nó được đặt chỗ nào đó trên thế giới, làm việc không ngừng nghỉ 24/24 , không ai chạm vào, không ai chơi gì trên nó cả ! Chỉ có đúng nhiệm vụ duy nhất là truyền tải các trang web cho client xem thôi!

Cách thức của nó là nó lưu trữ trang web của chúng ta trên ổ cứng của nó, mỗi khi có ai hỏi ý xin xem, nó sẽ gửi cho người đó xem! Phải chi ai hỏi tiền mà nó cũng cho thế này thì quá tuyệt vời!

Để biểu diễn server, tôi dùng cái máy dưới đây nhé (chú ý rằng gã server này không có màn hình, vì chẳng dùng để làm gì cả, có ai thèm coi mặt nó đâu, nó vốn một mình, cô đơn, làm việc âm thầm lặng lẽ…)


Bạn thấy sao, cũng không rối rắm lắm nhỉ! Với những ai chưa hiểu, tôi xin ví dụ như sau:

Tưởng tượng một cái nhà hàng nhé (KFC đi), bạn vô đó ăn, thì bạn là CLIENT ! Bạn gọi 2 phần gà chiên và khoai tây cộng một chai pepsi, người phục vụ (tức server) liền chạy đi lấy đưa cho bạn! Rồi nếu có khách (client) khác tới, lại gọi 2 phần gà chiên khoai tây và pepsi như bạn, người phục vụ cũng chạy đi lấy liền! Nó cứ làm như vậy hoài, liên tục, không ngừng nghỉ!

Internet tương tự cũng thế, người phục vụ giờ đây là cái máy chủ to tướng khổng lồ không màn hình mà tôi nói hồi nãy, nó cũng làm việc liên tục không ngừng mỗi khi có ai đó xin được xem trang web nào đó, nó liền gửi cho người ta xem! Nó làm như thể sợ người ta cho nó về hưu sớm vậy! Không dám nghỉ !

Rồi, giờ các bạn đã biết client-server rồi nhé! Tiếp theo mình sẽ giải thích PHP và HTML làm việc khác nhau thế nào !

Trước hết, về HTML :

Nhắc lại rằng một trang HTML có phần mở rộng là .html, ví dụ như htvsite.html

Tôi không đi vào chi tiết, chỉ giải thích hoạt động của nó bằng sơ đồ sau :

Có hai bước :

Client (tức bạn, khách viếng thăm) muốn xem một trang web. Bạn xin server « anh server ơi, làm ơn gửi cho em xem trang htvsite.html với »

Server trả lời bằng cách quăng trang web vô màn hình của bạn « nè ! Đây là cái trang web mà bạn vừa muốn xem đó »

Bây giờ tới PHP:

Nó chèn thêm một bước nữa giữa hai bước nói trên, trang PHP được phát sinh bởi server trước. Các bước hoạt động như sau :

Client xin xỏ « anh server ơi, làm ơn gửi cho em xem trang htvsite.php đi »

Ở đây, một bước rất quan trọng, server không gửi trang web tới client ngay lập tức, mà nó phát sinh ra trang web trước! Như vậy client không thể nào đọc được trang php có gì trong đó (chỉ có server đọc được thôi), client chỉ đọc được những trang HTML thôi ! Việc của server rất đơn giản: nó biến đổi trang php thành trang html để client có thể đọc được !

Cuối cùng, sau khi đã tạo xong trang HTML, giờ này nó chỉ có mã HTML bên trong thôi, rồi gửi tới client « nè ! Đây là trang web mà bạn muốn xem đó ! » khi gửi đến client.

Vấn đề quan trọng của bạn bây giờ là hiểu cho rõ bước thứ 2 trên đây !

"Phát sinh từ trang PHP" ý muốn nói gì đây ?

Lấy lại ví dụ từ đầu chương, tôi sẽ cho bạn xem :

<?php echo("You are the visitor n°" . $nb_visitors); ?>

Máy tính của bạn không hiểu dòng này, chỉ có server hiểu và biến đổi nó thành HTML.

Vậy mã PHP dùng để làm gì ?

Mã PHP bao gồm những câu lệnh! Tương tự như những dòng lệnh mà mình viết trong lập trình vậy (chẳng hạn như lập trình C, C++, Java, Python,...). Nó yêu cầu server cho biết giờ, số người khách vào thăm,… Nói tóm lại: PHP ra lệnh cho server! Điều mà HTML không làm được.

Bạn nên nhớ rằng  PHP cũng có chứa mã HTML nữa, nhưng mà server không đụng đến, nó chỉ khoái ở đâu có PHP thôi! Rồi nhận lệnh mà PHP sai bảo, rồi đưa ra thành HTML !

Một điều đặc biệt ở đây là: trang web phát sinh chỉ được gửi đến một client duy nhất! Tức là khi một ai đó muốn xem nữa, server sẽ lại bắt đầu phát sinh một trang khác!

Chú ý rằng việc phát sinh này cũng chiếm một khoảng thời gian (vài phần nghìn giây, tùy dung lượng của trang), và điều đó nghĩa là server PHP phải mạnh hơn nhiều lần so với một server HTML thông thường ! Nếu như trang web của bạn nhiều người biết đến, cùng lúc có thể có 30 người truy cập vào, cho nên server càng phải mạnh !

Khái niệm cơ bản về PHP

Học lập trình PHP hoàn toàn không khó nhưng để học tốt PHP cần phải hiểu đươc khái niệm về PHP đã
Như đã nói: HTML là một ngôn ngữ cho phép bạn xây dựng một trang web, chúng ta có thể cho chữ in đậm, nghiêng, chèn hình ảnh, âm thanh,… bằng cách gõ các kí hiệu đặc biệt (tiếng anh gọi là các tags, tiếng pháp gọi balises):
  1.  <html>
    
  2.   <head>
    
  3.    <title>Mã mẫu</title>
    
  4.   </head>
    
  5.   <body>
    
  6.   <?php
    
  7.   echo "Chào thế giới PHP!";
    
  8.   ?>
    
  9.   </body>
    
  10.  </html>
Thẻ <?php và thẻ ?> sẽ đánh đấu sự bắt đầu và sự kết thúc của phần mã PHP qua đó máy chủ biết để xử lý và dịch mã cho đúng. Đây là một điểm khá tiện lợi của PHP giúp cho việc viết mã PHP trở nên khá trực quan và dễ dàng trong việc xây dựng phần giao diện ứng dụng HTTP
Và PHP chỉ phân tích các đoạn mã nằm trong những dấu giới hạn của nó. Bất cứ mã nào nằm ngoài những dấu giới hạn đều được xuất ra trực tiếp không thông qua xử lý bởi PHP. Các dấu giới hạn thường dùng nhất là <?php và ?>, tương ứng với dấu giới hạn mở và đóng. Các dấu giới hạn <script language="php"> và </script> cũng đôi khi được sử dụng
PHP là một ngôn ngữ lập trình được lồng vào giữa những đoạn mã HTML, đây là một ví dụ nhỏ về PHP:
Có gì mới ở đây? Hãy xem hàng:
<?php echo("You are the visitor n°" . $nb_visitors); ?>

bất kì khi nào cũng có thế nhìn thấy ngôn ngữ HTML, giữa lòng nó chúng ta lại bắt gặp cấu trúc của PHP! mọi thứ tôi sẽ chỉ bảo là thực hành trên những dòng kiểu này đấy! À, mấy kí tự kì lạ này ($ ;?>) có lẽ sẽ làm các bạn sợ, nhưng tôi bảo đảm rồi các bạn sẽ quen ngay thôi !
Một trang HTML thì có phần mở rộng là .html, còn một trang PHP thì phần mở rộng của nó sẽ là .php!

Có web nào toàn chứa một mình ngôn ngữ PHP mà không có HTML không ?
đáp án sẽ là không! dù thế nào đi nữa chúng ta cũng bắt buộc phải có HTML để viết một trang web mà, chúng ta không thể tránh khỏi HTML được!
Nói tóm lại, HTML vô cùng cần thiết, hạn chế. Với sự giúp đỡ của PHP bạn có thể xây dựng được nhiều thứ có lợi hơn cho trang web của chúng ta. Ví dụ ?
Một diễn đàn, nơi tất cả mọi người thảo luận, trao đổi, tin tức cho nhau, giúp đỡ nhau khi ai đó có lỗi,…
nói chuyện
Một sổ lưu niệm hay lưu bút, nơi mà khách viếng thăm có thể bình luận vào đấy những suy nghĩ của họ về trang web của bạn, mà mọi người (ngoài bạn ra) cũng sẽ thấy được !
Newsletter: bạn có tin gì hot? Chỉ cần nhấp chuột một cái là bạn có thể gửi mail tới tất cả những thành viên trong diễn đàn của chính mình! tất cả đều là tự động nhé, không phải mất công ngồi viết đâu!
Một bộ đếm visitors
Làm blog, mọi người có thể comment vào đó…
Và còn nhiều hơn nữa…
nói chung, những gì cần nhớ chính là PHP giúp bạn xây dựng một trang web động, nó có thể tự động update trang web của bạn ngay cả khi bạn đi Ấn Độ đi chơi, trang web của bạn vẫn cập nhật hàng ngày số người viếng thăm, mọi thứ khách nhận xét vào, những tin tức mới,…
Còn đợi chờ, e ngại gì nữa. Hãy đến với http://hocthietkeweb.org/ để biết sâu hơn về PHP cùng các khóa học PHP với nhiều ưu đãi.

Pages

Powered by Blogger.

Người đóng góp cho blog