Browsing "Older Posts"

Những lời khuyên có ích cho người bắt đầu học PHP (phần đầu)

Những lời khuyên hữu ích từ những người thành thạo  PHP dành cho những người bắt đầu học lập trình PHP.

PHP là ngôn ngữ đằng sau một số ứng dụng web mạnh mẽ và phổ biến nhất bây giờ, trong đó phải nói đến Facebook và WordPress. Học một ngôn ngữ mới có thể khá khó với mọi người. Bài viết này giới thiệu với bạn đọc một số lời khuyên quý báu của các chuyên gia PHP dành cho người mới bước chân vào thế giới PHP.

1. Elizabeth Naramore: Bắt đầu với OOP

Naramore hiện đang là nhân viên của SourceForge và người sáng lập trang PHPWomen.org. Đối với người vừa mới bắt đầu học PHP, Naramore cho rằng nên có một nền tảng vững chắc trong việc lập trình hướng đối tượng (OOP) trước khi tìm hiểu sâu hơn vào PHP.

“Nếu bạn vốn không xuất thân từ lĩnh vực lập trình, hãy dành thời gian để tìm hiểu nguyên tắc căn bản của phát triển phần mềm. Những vấn đề cần chú ý như lập trình hướng đối tượng (OOP), phát triển hướng kiểm thử (test driven development), quản lí phiên bản (version control), gỡ lỗi (debugging), các m ẫu thiết kế (design pattern), vv).

“Nếu bạn đã thử và không thể giải quyết vấn đề của bạn, đừng ngại hỏi. Các cộng đồng PHP nói chung rất hữu ích và thân thiện. Có vô số tài nguyên cho những người mới trên mạng. Nhờ đến sự trợ giúp của cộng đồng, cho dù đó là một nhóm người dùng địa phương, một dự án mã nguồn mở của cộng đồng, hay một kênh IRC như #phpc trên freenode”.

2.Keith Casey: Hãy Google trước khi hỏi

Casey là chủ của một cửa hàng bán phần mềm và là một diễn giả rất có tiếng trong các cuộc hội thảo lớn về PHP.

Lời khuyên của ông nhấn mạnh việc hãy biết mình đang ở đâu trong cộng đồng PHP cùng với một câu châm ngôn đang ngày càng trở nên quan trọng:

Google trước khi hỏi.

“Hãy tham gia ngay vào một nhóm người dùng PHP (PHP User’s Group). Có vô số nhóm người dùng PHP ở mọi nơi trên thế giới. Đó là nơi những người thông minh tập hợp để thảo luận, khám phá những ý tưởng, và giúp đỡ lẫn nhau.

“Hãy nhớ thử tìm kiếm trên Google trước khi đặt câu hỏi. Chẳng có ai thích những kẻ lười biếng cả”.

3. Eamon Leonard: Tham gia các dự án mã nguồn mở

Leonard điều hành một công ty phần mềm đặt tại Ireland và là đồng sáng lập CloudSplit, một dịch vụ phân tích thời gian thực cho công nghệ điện toán đám mây. Giống như nhiều đồng nghiệp của mình, ông khuyên rằng: “Hãy tham gia vào các dự án mã nguồn mở ngay sau khi bạn nắm bắt được các vấn đề cơ bản… Việc này khiến bạn có thể truy cập vào mã nguồn của các dự án và là một cơ hội rất lớn để học hỏi từ các chuyên gia kì cựu trong ngành”.

4. Lorna Jane Mitchell: Hãy bắt tay vào làm (Just do it)

“Lornajane” là tên gọi phổ biến hơn của Mitchell trên cộng đồng trực tuyến, là một nhà cố vấn, nhà phát triển phần mềm, một tác giả và diễn giả về PHP.

Cô đưa ra một lời khuyên khá nổi tiếng trong giới chuyên môn: Hãy bắt tay vào làm (Just do it): “Bất cứ ai cũng có thể lập trình PHP. Ít khó khăn khi tham gia có nghĩa là có rất nhiều code PHP tồi trên thế  giới. Nhưng  những đoạn code PHP tồi  mà chạy  tốt  thì  cũng  vẫn  hữu  ích.  Cá  nhân  tôi  nghĩ  rằng  nếu  bạn  có  thể  giải quyết vấn đề của bạn với PHP thì cứ mạnh dạn bắt tay vào code ngay cả khi nó chưa hoàn hảo”.
Sunday, December 28, 2014

Làm thế nào để giỏi PHP khi chưa hiểu gì về ngôn ngữ lập trình?

Khi các bạn thích học  PHP nên bắt đầu như thế nào cho tốt? Học lập trình PHP ra sao để hiệu quả? Vì sao nên học  PHP?

Và PHP là một ngôn ngữ dễ học, dễ hiểu và dễ tiếp cận, nên cho dù nếu bạn không có kiến thức gì về PHP. Thì cũng không phải lo, với các cách sau sẽ giúp bạn nắm vững những yếu tố cần thiết trong quá trình theo học PHP.

+ Nên Bắt đầu từ sự đơn giản nhất.

Giờ vẫn có nhiều người cứ nghĩ học PHP thì HTML, javascript là quá dễ, cho nên đọc sách hoặc học qua loa thì cũng nắm bài như ai. Nhưng không, biết là một chuyện, còn vận dụng sự hiểu biết ấy vào bài tập thì còn rất lúng túng và thiếu sự nhất quán.

Cảm thấy khó khăn tức là phần nào bạn vẫn chưa nắm hết. Vậy ngay từ bài nhập môn, hãy tiếp cận một cách nhịp nhàng. Với sự hướng dẫn của giảng viên tại http://hocthietkeweb.org/, bạn sẽ nhanh chóng bắt kịp với sự đa dạng của một ngôn ngữ lập trình như thế nào. Và hẳn khi bước sang PHP bạn sẽ không còn cảm giác sợ, hay choáng ngộp trước một rừng thứ phải học của PHP.

+ Không nên bỏ qua bất kỳ chi tiết nào.

Thực tế, người học  PHP thường đi vào phần trọng tâm mà bỏ qua những chi tiết nhỏ trong lập trình. Theo quan niệm thì có thể bạn thấy ít khi dùng, ít khi đụng thì cần gì phải nhớ, cần gì phải tìm hiểu? Hoặc là chúng dễ quá, dễ tới mức đôi khi bạn không cần phải chú tâm vào nó thì cũng làm rất tốt các bài tập.

Quả thực, ở thời gian đầu. Khi tiếp cận những bài căn bản có thể bạn sẽ ít sử dụng. Nhưng ở một tầm cao hơn bạn sẽ thấy sự đa dạng và mức độ phức tạp của các bài học sau được nâng lên rõ nét. Nếu bạn chưa hề nắm vững kiến thức thì thường sẽ không nắm hết bài. Hay nếu có thì chỉ là qua loa hoặc "đại khái" nó là như thế....Còn vận dụng sâu hơn thì....chịu.

+ Tìm ra yếu tố liên kết các bài học lại với nhau.

Yếu điểm chí mạng trong lập trình đó là sự dập khuôn theo khuôn mẫu, nghĩa là cái gì thì cũng được học, cũng được biết. Nhưng để vận dụng ráp nối các chi tiết thì có vẻ như thực sự khó.

Vấn đề này không thể trách học viên, mà chỉ trách sự kết hợp bài giảng và phân bố bài học của giảng viên không phù hợp, khiến cho kiến thức cũ, mới đảo lộn một cách thiếu khoa học. Từ đó làm cho học viên cảm thấy phần nào khó khăn hơn trong việc dùng kiến thức cũ để đi tiếp kiến thức mới, nhưng tại http://hocthietkeweb.org thì không như vậy, các bạn sẽ được học mọi thứ một cách linh hoạt.

+ Hãy tập trung và tự đặt những câu hỏi trong khi giảng viên giảng dạy.

Tự đặt câu hỏi và trả lời những câu hỏi cái gì?, tại sao?, khi nào? về một vấn đề gì mới khi bạn được học. Khi nào chúng ta hiểu được 3 câu hỏi này thì chúng ta mới thực sự nắm rõ bài học của ngày hôm đó. Khi đưa ra câu hỏi nếu tự bản thân không thể trả lời. Hãy phát biểu hỏi giảng viên để có được câu trả lời sớm. Cần chú ý không phớt lờ những gì không hiểu. Vì rất dễ dẫn tới việc hổng kiến thức sau này.

+ Nhìn nhận và phân tích câu hỏi trước khi bắt tay làm.

Khi học, nếu các bạn được giảng viên cho bài tập làm, thì đừng vội làm liền. Hãy lấy giấy bút và lựa chọn thật kỹ các yếu tố. Dựa vào những giả thuyết của đề bài chúng ta sẽ gắn kết với kiến thức đang học. Từ đó vẽ ra các bước cơ bản khi thực hiện câu hỏi đó.

Vận dụng cách này, có thể bạn sẽ làm chậm hơn người khác, có thể bạn sẽ gặp nhiều khó khăn khi phân tích. Nhưng đừng lo lắng, vì chính những khó khăn ấy sẽ cho bạn kinh nghiệm phân tích vấn đề trong lập trình một cách hiệu quả.

+ Nên đi học đầy đủ và tập trung.

Việc đi học vào các ngày nghỉ hoặc các giờ sau khi đi làm là rất khó khăn. Vì sau một ngày làm việc, mọi người cũng muốn có 1 chút thời gian nghỉ ngơi, để giải trí. Đó cũng là nguyên nhân những người đã đi làm thường học không được siêng như những người chưa có việc làm. Nhưng nếu bạn muốn pro thì trước tiên phải trải nghiệm gian khổ, bét nhất là hy sinh 1 ít thời gian để học thật tốt môn mà bạn muốn xem là "nghề" sau này.

Đi học được, nhưng nhiều khi lại bị cuốn một hai câu chuyện với bạn bè trong lớp, nên có những lúc bạn bỏ qua các chi tiết mà giảng viên muốn truyền tải cho các bạn. Nếu đã hy sinh thời gian đi học thì bạn đừng nên tiếc đôi ba câu chuyện với bạn bè xung quanh. Hãy thật tập trung lắng nghe nhất có thể để bạn hiểu rõ bài học một cách sâu và hiệu quả.

Với 6 điều chú ý nhỏ này, sẽ giúp bạn có được sự tiếp cận dễ nhất đối với việc học PHP mà không hề cảm thấy lo lắng hay thiếu tự tin về khả năng của mình. Ngoài ra nó còn giúp các bạn nắm được chắc các vấn đề cần thiết đủ để học chuyển tiếp lên khóa nâng cao một cách dễ dàng.
Thursday, December 25, 2014

Một vài chú ý nên biết khi học PHP

Học PHP cần phải biết học lập trinh PHP để làm gì? Tại sao lại học lập trìnhPHP? Học  PHP cần những điều kiện gì?

PHP là một ngôn ngữ dễ học, và cũng là ngôn ngữ lập trình máy chủ (Server) được tạo ra nhắm mục đích tạo ra các Website “động” có tính tương tác cao. Cấu trúc câu lệnh của PHP tương đối giống với hai ngôn ngữ khác là C và Pascal. Chúng dễ hiểu và dễ tiếp cận, nên cho dù nếu bạn không có kiến thức gì về PHP. Thì cũng không cần phải lo lắng, các lưu ý sau sẽ giúp bạn nắm vững những điểm trọng tâm trong quá trình theo học lớp căn bản và nâng cao.

Vì sao tôi nên học lập trinh PHP?

Trang web “động” là gì? Về cơ bản cái này có nghĩa là nội dung của một Webpage có thể thay đổi mỗi lần nó được người ta truy cập tới, hoặc trang Web có thể gửi phản hồi lại thông tin người dùng đã nhập vào. Nếu chúng ta so sánh nó với các Website tĩnh – được lập trình bằng HTML thì nội dung của các Web này không thay đổi, trừ khi các Webmaster chỉnh sửa lại nội dung.

Ví dụ: http://hocthietkeweb.org là những Website động vì bạn có thể để lại bình luận và người khác sẽ thấy điều đó…

Dưới đây là một ví dụ để bạn hiểu hơn về ý tôi muốn nói tới.

Ví dụ bạn có 1 Website gồm 10 Webpage được xây dựng bằng HTML. Mỗi một trang con này lại có 10 nút để điều hướng qua lại giữa các trang với nhau. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn thay đổi tiêu đề của 1 Menu bất kỳ? Câu trả lời là bạn phải thay đổi tiêu đề của 1 hay thậm chí là của tất cả 10 trang HTML thành phần đó. Với những Website ít nội dung thì bạn mọi thứ còn đơn giản. Trong trường hợp trang Web lên tới 100, 500 trang con hay nhiều hơn thì bạn phải rất vất vả trong việc chỉnh sửa này.

Sử dụng ngôn ngữ PHP, bạn sẽ tạo được một file header.php bằng mã HTML riêng biệt cho thanh Menu kể trên. Tiếp đó ta sử dụng chức năng include() và nhúng file header.php trên vào bất kỳ một trang HTML có sẵn trước đó. Kết quả là bạn chỉ việc sửa nội dung một lần duy nhất trong file header.php thì các file HTML sẽ được thay đổi.

Ví dụ trên đây mới chỉ là 1 trong những tính năng rất nhỏ mà PHP làm được. Bạn đã muốn học lập trình PHP để có thể tùy biến được các loại Website chưa?

Tại sao lại là PHP?

Dưới đây là một số lý do khiến bạn nên ưu tiên học lập trình Website bằng PHP:

PHP là một trong những ngôn ngữ lập trình dễ học nhất.

Việc thuê được các dịch vụ Hosting để cho các Website bằng PHP rất dễ dàng. 90% các Server đều chạy Apache + PHP +MySQL

Bạn có thể chạy các chương trình bằng PHP trên Windows, Linux, Mac hay các hệ điều hành khác.

Tất nhiên PHP là hoàn toàn miễn phí và là phần mềm mã nguồn mở. Hiện nay có rất nhiều hệ thống CMS được viết bằng PHP. Bạn đã bao giờ nghe nói về WordPress, Joomla, Magento…chưa? Đây là những đại diện tiêu biểu minh chứng cho sức mạnh và độ linh hoạt của mã nguồn PHP.

Những lý do này có thể là vẫn chưa đủ để làm bạn thỏa mãn. Tất nhiên là PHP vẫn chưa phải là mã nguồn hoàn hảo nhất và nó vẫn có những điểm yếu riêng. Nhưng đối với một người mới học lập trình Web thì PHP lại là sự lựa chọn hoàn hảo.

Học PHP như thế nào? Một câu hỏi hay mà rất nhiều người muốn biết đấy, mình sẽ chia sẻ cho bạn vài điều nhỏ từ chính bản thân mình đã đúc kết trong quá trình học:

+Bắt đầu từ sự đơn giản nhất.
+Đừng bỏ qua bất kỳ chi tiết nào.
+Tìm ra liên kết các bài học lại với nhau.
+Tập trung và tự đặt những câu hỏi trong khi giảng viên thảo luận
+Nhìn nhận và phân tích câu hỏi trước khi bắt tay làm.
+Đi học đầy đủ và lắng nghe khi được giảng.

Tôi phải cần có những gì?

Khi bạn muốn được học PHP thì hãy có những thứ dưới đây:

Kiến thức: Sẽ rất tuyệt vời nếu bạn đã biết một ngôn ngữ lập trình nào đó trước khi đến với PHP. HTML hay CSS chẳng hạn. Nhưng nếu bạn chưa biết gì thì cũng chẳng sao cả. Bạn hoàn toàn có thể tự học PHP qua các Website hay tới các trung tâm chuyên về đào tạo PHP.

Máy chủ (Server): Tôi đã đề cập với các bạn ở trên rằng PHP là ngôn ngữ lập trình máy chủ. Do đó, bạn cần một Server đã cài đặt sẵn PHP. Nếu bạn có Server riêng thì thật tốt. Còn nếu chưa có thì cũng không vấn đề gì. Giải pháp đưa ra là chạy trên mạng nội bộ – localhost ngay tại PC/Laptop của bạn.

Phần mềm (Software): Nói đơn giản thì bạn không cần dùng thêm bất kỳ phần mềm nào vì một file .php có thể được mở/chỉnh sửa trên bất kỳ công cụ văn bản nào (như Notepad trên Windows và TextEdit trên Mac). Tuy nhiên, công cụ mà tôi khuyên bạn nên dùng ở đây là: Notepad++ hoặc là Sublime text

Vậy, sau bài viết này, các bạn  mới sẽ lưu tâm được những kiến thức bao gồm:

Học  PHP không khó vì chúng ta không nhất thiết phải hiểu hết các kiến thức lập trình trước đó, và hầu như không cần học cách sử dụng bất kỳ một phần mềm lập trình nào cả.

PHP là một ngôn ngữ lập trình mạnh mẽ, linh hoạt và có tính ứng dụng cao.

Vậy có còn thiếu gì không nhỉ? Mình nghĩ là các bạn học viên chỉ cần hiểu biết định nghĩa đơn giản về PHP như này là được. Dần dần trong quá trình học, các bạn sẽ biết được nhiều hơn.

Sao rồi, bạn đã sẵn sàng bắt đầu học lập trình PHP cùng HITVSITE chưa?

OK, Hãy xây dựng lên những đoạn Code của riêng bạn nào. Chúng tôi HTVSITE trung tâm đào tạo CNTT sẽ cho các bạn biết được là học  PHP ở đâu tốt nhất Hà Nội.

Chúc các bạn thành công !
Tuesday, December 23, 2014

Các khái niệm không phải ai cũng biết về lập trình

Có nhiều người vẫn cho rằng lập trình rất khó học, khó hiểu, học lập trình chỉ dành riêng cho những người thông minh, đam mê các hoạt động về trí não, có năng khiếu toán học, thuật toán - nghe có vẻ nó kinh khủng tởm nhưng thật ra lại lại ko là gì đâu, khái niệm rất đơn giản thôi các bạn ạ. Và còn vô số những ngộ nhận và lầm tưởng xung quanh việc học lập trình nữa.Các bạn không nên nghĩ nó là cái gì quá cao siêu và xa vời, nó hoàn toàn đơn giản hơn rất nhiều và ai cũng có thể học được nó ấy chứ.
Chúng ta sẽ khám phá, gỡ rối và sửa chữa những ngộ nhận về việc học lập trình và công việc lập trình viên trong bài viết này. Hi vọng bài viết sẽ là một lời tư vấn cho những ai đang cân nhắc trong việc học lập trình hướng tới làm lập trình viên. Hi vọng các bạn sẽ bổ sung thêm vào danh sách này để chúng ta hoàn thiện hơn về những hiểu biết cho công việc lập trình.
1. Những người học lập trình phải tinh thông toán học
Một câu trả lời dứt khoát rằng: kiến thức toán học không tỷ lệ trực tiếp tới kỹ năng lập trình. Công việc của lập trình viên là viết code chứ không phải làm việc với các công thức toán học.
Điều này không có nghĩa lập trình không liên quan gì đến toán học, lập trình viên vẫn cần có những kiến thức cơ bản về đại số.
Nếu bạn cần tạo ra một sản phẩm nào đó yêu cầu phải có kiến thức toán học thì chắc chắn bạn cần tinh thông toán học nhưng nó không còn là vấn đề lớn khi mà những giải pháp đã có sẵn rất nhiều trong ngành này rồi. Nhưng nếu bạn là người giỏi toán học bạn sẽ có nhiều ưu thế hơn.
2. Lập trình viên là người phải có chỉ số IQ cao cỡ 160
Để làm một lập trình viên, điều quan trọng không phải là chỉ số IQ của bạn là 80 hay 160 mà điều quan trọng hơn cả là niềm đam mê của bạn với nghề. Chỉ số IQ của bạn không giúp gì nhiều cho việc bạn muốn làm gì, phù hợp với công việc gì và bạn sẽ tiến xa đến mức nào. Tất cả phụ thuộc vào niềm đam mê của bạn. Bạn hãy quan tâm xem bạn đã thất bại bao nhiêu lần với công việc lập trình và bạn đã học được những gì qua những thất bại đó và bạn đã sửa chữa những sai lầm đó như thế nào. Đó mới chính là điều một lập trình viên giỏi cần đến.
3. Phải đỗ vào đại học để học lập trình
Ngày nay, Internet và công nghệ ngày càng phát triển, bạn có thể học cách làm thế nào để lập trình từ những lập trình viên đầy nhiệt huyết mà không nhất thiết phải học từ các giảng viên đại học.
Bạn có thể đăng ký học tại các trung tâm dạy lập trình, nơi chia sẻ cho các bạn các kiến thức thực tế bằng những dự án thật. Bạn có thể tìm hiểu thêm về trung tâm tin học HTVSITE - là một trung tâm luôn lấy chất lượng lên hàng đầu, chỉ dạy tận tay một cách nhiệt tình, hỗ trợ thực tập bằng các dự án thực tế, điều này sẽ giúp bạn trải nghiệm tất cả những khó khăn, vướng mắc, giải quyết những lỗi khó gỡ mà bạn có thể gặp phải khi lập trình. Đến với HTVSITE sẽ không có gì cản trở bạn đến với niềm đam mê lập trình.
Giảng đường đại học sẽ tạo một chút thuận lợi khi bạn muốn tham gia vào lĩnh vực lập trình, bởi các giảng viên đại học sẽ giúp bạn hiểu nhanh hơn về các vấn đề lý thuyết, các khái niệm về lập trình. Nhưng dù bạn đến với lập trình bằng con đường nào thì bạn cũng nên tự học, tự trau dồi vì chỉ bạn mới có thể quyết định xem liệu mình có thế tiến xa đến đâu trong khi ngành lập trình và công nghệ luôn luôn phát triển với tốc độ như vũ bão.
4. Chỉ nên học ngôn ngữ lập trình tốt nhất mà thôi
Không có ngôn ngữ lập trình nào được gọi là tốt nhất, bởi vì ngôn ngữ lập trình tốt là ngôn ngữ phù hợp với mục đích hiện tại của bạn, phục vụ cho công việc, cho học hành. Bạn có thể chọn PHP, PHP là ngôn ngữ linh hoạt, khả năng tương thích, khả năng bảo trì cao, dễ học, cộng đồng PHP cũng khá năng nổ.
5. Chỉ cần vài tuần để học và tinh thông một ngôn ngữ lập trình
Bạn có thể dành vài tuần để học lập trình nhưng bạn sẽ mất nhiều năm để trở thành một lập trình viên giỏi. Nhiều bạn trẻ háo hức học một ngôn ngữ lập trình nào đó trong vài tuần rồi học cố gắng lập trình một game “trong mơ” của họ và rồi họ thất bại, nản chí rồi từ bỏ ước mơ trở thành lập trình viên.
Cũng giống như những ngành nghề khác, để làm lập trình bạn cần đam mê và kiên trì. Có thể ban đầu bạn thất bại, nhưng rồi bạn sẽ từng bước một “lên tay”. Mỗi thất bại sẽ là một bài học để bạn tiến xa hơn trên con đường lập trình viên.
6. Tôi cần phải nhớ tất cả các cú pháp
Bạn không phải một “siêu nhân” để mà nhớ hết tất cả, làm lập trình mà không cần trợ giúp gì từ bên ngoài. Nếu làm được như vậy thì bạn sẽ xây dựng được tất cả những gì bạn nghĩ trong đầu bằng các con số 0.
Bạn không cần nhớ hết cú pháp, chỉ cần nhớ những điều căn bản. Vì hiện nay các ngôn ngữ lập trình đều được thiết kế đặc biệt giúp bạn “gợi nhớ” để lập trình nhanh hơn. Hãy khám phá các ngôn ngữ và các công cụ bên trong chúng bạn sẽ thấy thực sự thú vị đó.
7. Không thể viết được nhiều code như vậy
Có lẽ nhiều người đã cảm thấy kinh hãi khi lần đầu tiên nhìn thấy mã nguồn của một trang web. Nhưng nếu bạn để ý một chút, thì bạn sẽ nhận ra chúng bao gồm các câu lệnh lặp lại, các phương thức và vòng lặp. Tất cả chỉ có vậy. Khi tham gia các khóa học bạn sẽ được học từ cơ bản đến nâng cao. Và 10000 dòng code sẽ chẳng còn là vấn đề quá lớn. Bạn hoàn toàn có thế tạo ra nó.
8. Phái yếu - không thể lập trình.
Bạn có thể sẽ bất ngờ khi phụ nữ đã và luôn ở top trên trong danh sách những lập trình viên có ảnh hưởng nhất và đây là một trong những danh sách đó:
Ada Lovelace có thể được xem là lập trình viên đầu tiên trên thế giới.
Grace Murray Hopper đã phát triển trình biên dịch đầu tiên cho ngôn ngữ lập trình.
Adele Goldstine đã góp phần tạo nên máy tính điện tử đầu tiên trên thế giới.
Jean E. Sammet là người đã phát triển ngôn ngữ lập trình FORMAC, một biến thể của ngôn ngữ FORTRAN.
Marissa Mayer là một trong những lập trình viên đầu tiên của Google.
Tuy nhiên có khá ít phụ nữ theo đuổi ngành lập trình, có thế do các yếu tố như áp lực xã hội, kinh tế, niềm đam mê,…


Monday, December 15, 2014

Lập trình có cứng nhắc và máy móc không (phần 1)

Có nhiều bạn tự hỏi rằng học lập trình có khó khăn không? Nên theo học ngôn ngữ lập trình nào? PHP đơn thuần, hay PHP framework,… Nói ngắn gọn lại là hiện nay ngôn ngữ lập trình nào phổ biến rộng rãi, đơn giản và dễ hiểu nhất? Cho tới bây giờ thì đã có hơn 2000 ngôn ngữ lập trình, vậy nên giờ làm thế nào mà để học hết để mà tự tay lập trình đây? Cái nào là ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất bây giờ ? Nên học ngôn ngữ nào? Phải làm sao để học tốt lập trình? Lập trình có nhàm chán hay không???
Có đôi lúc bạn thật sự mệt mỏi, nhàm chán vì cứ phải ngồi một chỗ, nhìn chăm chăm vào màn hình máy tính để gõ những đoạn code hay tìm để sửa từng lỗi nhỏ như dấu chấm dấu phẩy chưa? Có khi nào bạn cảm thấy đó thực ra là công việc của một người nhập số liệu cấp cao? Không như bạn nghĩ, nghề lập trình có rất nhiều cơ hội, nhiều thử thách, và quan trọng là không khô khan.
Để làm nghề lập trình, trước hết các bạn phải hiểu thế nào là lập trình viên. Lập trình viên là người thiết kế, xây dựng và bảo trì các chương trình máy tính (phần mềm). Bằng cách thao tác các đoạn mã (các ngôn ngữ) trên các công cụ lập trình, họ có thể tạo ra các chương trình mới, sửa lỗi hay nâng cấp chương trình đó để tăng tính hiệu quả của việc sử dụng máy tính. Các lập trình viên thường có thể làm việc trên nhiều ngôn ngữ lập trình, trong đó chủ yếu là Java, C++, php, Asp,  Asp.net, Visual Basic.Net và C#.
Công việc của các nhà Lập trình viên
Công việc của người lập trình được gọi là software engineering. Để làm ra một phần mềm, trước hết người ta phải tạo ra một “bản thiết kế” (framework), mỗi lập trình viên đảm nhiệm một phần việc, sau đó các phần được kết nối lại tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Lập trình viên được ví là những thợ “coding” (người ngồi gõ những dòng lệnh (code) trên máy tính), làm ra các phần mềm hoặc chỉnh sửa, phát triển nó dựa trên các công cụ lập trình.
Hiện tại, thu nhập của một Lập trình viên mới vào nghề khoảng 200 USD/tháng. Có 3-4 năm kinh nghiệm hoặc làm ở vị trí quản lý sẽ có thu nhập khoảng 700 - 1.000USD/tháng. Nếu làm ở nước ngoài thu nhập sẽ cao hơn nhiều, tại Hàn Quốc hoặc Nhật từ 2.000 - 3.000 USD/tháng, tại Mỹ từ 3.500 - 6.000USD/tháng...
Những yếu tố để trở thành Lập trình viên?
Nghề lập trình đòi hỏi sự sáng tạo cũng như các kỹ năng đánh giá, phân tích yêu cầu của dự án, đưa ra các giải pháp thiết kế hoặc cách tiếp cận công nghệ mới khi gặp những framework thiết kế chưa kỹ hoặc công nghệ thay đổi.
Suy nghĩ một cách logic
Logic là điều quan trọng nhất trong lập trình. Bạn phải có đủ nhạy bén, linh hoạt và khả năng phán xét cao để giải quyết một vấn đề triệt để bằng phương pháp logic. Vì thế, nếu không có khả năng suy luận logic thì chắc chắn một điều nghề lập trình không thích hợp với bạn. Bạn sẽ cảm thấy nhàm chán và nhức đầu khi theo đuổi các đoạn code của chương trình, các vấn đề về debug (gỡ rối), về lỗi, về dấu chấm, dấu phẩy…
Tiếp cận vấn đề có thứ tự và luôn chú ý tới chi tiết
Các lập trình viên nên tập cho mình thói quen cẩn thận và luôn chú ý đến từng chi tiết. Đôi khi những chi tiết rất nhỏ, bạn vô tình bỏ qua, thì bạn phải ân hận khi mất hàng ngàn giờ chỉ để tìm những lỗi nhỏ đó. Bạn cần có kỹ năng truyền đạt thông tin tốt cũng như viết chương trình của mình một cách mạch lạc, có cấu trúc để đồng nghiệp của bạn có thể biết được tại sao bạn lại viết đoạn mã như vậy và cái gì tiếp theo sẽ xảy ra trong chương trình của bạn.
Làm việc nhóm
Đa số, công việc lập trình đều làm việc theo nhóm. Khả năng để bạn thích ứng, và chia sẻ những ý kiến của bạn tại công ty chiếm vị trí rất quan trọng. Bạn phải biết cách phối hợp công việc với cộng sự, khả năng thuyết trình, giao tiếp, ứng xử của bạn sẽ được sử dụng tối đa trong môi trường làm việc này.
Làm việc một mình trong thời gian dài
Thời hạn của dự án luôn làm bạn đau đầu. Có đôi lúc, bạn phải ngồi làm việc một mình, do đó, bạn cần phải có tính độc lập cao hơn, biết tổ chức và sắp xếp thời gian để hoàn thành dự án đúng lúc. Để được như vậy, bạn cần phải ghi danh sách những việc bạn phải làm và có ý chí quyết tâm cao khi làm việc một mình.
Kỹ năng thiết kế
Công việc phân tích và thiết kế luôn là công việc rất quan trọng của lập trình. Bạn có thể phải thiết kế toàn bộ một hệ thống cho kinh doanh, bao gồm các bảng lưu trữ thông tin, các giao diện để nhập xuất thông tin hay các tài liệu kỹ thuật liên quan đến chương trình... Bạn phải giỏi trong việc lắng nghe và chuyển đổi các yêu cầu của các khách hàng đơn lẻ, các nhóm khách hàng và thậm chí cả việc kinh doanh thành các ứng dụng. Các chương trình của bạn phải dễ dùng và có hiệu quả cao. Do vậy, bất kỳ kỹ năng thiết kế nào của bạn cũng sẽ rất hữu ích trong lĩnh vực này.
Kiên nhẫn
Các vấn đề mà các lập trình viên phải giải quyết thường là các vấn đề khó có thể giải quyết ngay lập tức. Nó mất nhiều giờ, nhiều ngày, thậm chí nhiều tháng làm việc một cách cẩn thận để giải quyết, tìm hướng đi. Nhiều khi bạn đi sai hướng lại phải quay lại giải quyết từ phần đã giải quyết đúng và bắt đầu lại.
Tự học
Không trường lớp nào có thể đào tạo cho bạn tất cả những thứ bạn cần cho công việc lập trình sau này. Chính vì thế, khả năng tự học qua sách vở, tài liệu, internet và qua cả bạn bè nữa là không thể thiếu. Kết hợp với những dự án làm việc trong thực tế, bạn sẽ dần dần thành thạo những gì mình đã tự học được.
Học Lập trình ở đâu?

ð Ở đây chứ ở đâu – HTVSITE EDU– Thế mà không biết
Sunday, December 14, 2014

Nên sở hữu cho mình PHP Framework nào?

Nên sở hữu cho mình PHP Framework nào? Tại sao PHP ngày càng phổ biến trong ứng dụng web hiện nay và ngay cả trong tương lai đến như vậy?
Đây vốn là câu hỏi khó và chưa bao giờ được đưa ra những kết luận cuối cùng. PHP càng ngày càng phát triển mạnh mẽ, chính vì vậy mà có rất nhiều người còn băn khoăn là CodeIgniter, ZEND, Cakephp  và  thêm nhiều cái khác nữa.
Có một điều chắc chắn cần phải biết hand code trước rồi mới sử dụng Framework. Framework không làm hộ bạn được, nó chỉ giúp cho bạn hoàn thiện công việc được nhanh hơn thôi
        Và trong những năm trở lại đây PHP ngày càng trở nên phổ biến và thông dụng trong nền tảng phát triển ứng dụng web( Được đánh giá là ngôn ngữ dành riêng cho phát triển web trong tương lai ). Nó đã khẳng đinh được thế mạnh và những ưu điểm nổi bật trong việc xây dựng ứng dụng trên nền tảng web. Điều đó đã được minh chứng rất rõ: Hiện này hầu hết các website dù quy mô lớn hay nhỏ đều đang có xu hướng và dần chuyển sang sử dụng PHP làm nền tảng để phát triển như mezing, facebook và nhiều ứng dụng khác.
        Với sự phát triển mạnh mẽ như vậy, chúng ta ( nhưng người đang sử dụng PHP ) hoàn toàn có thể tin tưởng và hy vọng PHP còn phát triển và có nhiều những cải tiến mới và đột phá mới giúp việc sử dụng PHP trong xây dựng ứng dụng linh hoạt và chặt chẽ hơn.
       Cùng với sự phát triển đó đã kéo theo rất nhiều những Framework và CMS nổi tiếng được viết bằng PHP ra đời như: Zend Framework, CodeIgniter Framework, Yii Framework, Kohana Framework, CMS Joomla, CMS wordpress, CMS magento...
       Với quá nhiều Framework và CMS như vậy chắc hẳn một số bạn sẽ phân vân và không biết nên lựa chọn framework nào là phù hợp và dễ tiếp cận nhất . Và để học được nó thì mất bao lâu và cần chuẩn bị cho mình những kiến thức gì ?

Mỗi Framework đều có những ưu điểm và khuyết điểm của nó. Không có framework nào  là nhất cả. Quan trọng là chúng ta sử dụng và tùy biến chúng ra làm sao. Chúng ta không thể học tất cả các framework cùng một lúc được.
       Với những những bạn muốn theo đuổi lập trình PHP, trước khi tìm hiểu các framework khác tôi khuyên các bạn nên sử dụng Codeigniter Framework để hiểu được thành phần và cấu trúc của một framework khi các bạn để hiểu được điều đó thì những framework khác các bạn muốn tìm hiểu được nó chỉ là điều sớm hay muộn
Vậy tại sao tôi lại khuyên các bạn chọn Codeigniter Framework
       Codeigniter Framework là một trong những PHP Framework có số lượng người dùng nhiều nhất hiện nay, tuy thư viện chưa phong phú được như zend framework. Nhưng Codeigniter Framework tỏ ra ưu thế hơn so với Zend ở tính tiếp cận vì tài liệu dễ học, dễ mở rộng. Đồng thời bộ core thư viện của Codeigniter ít thay đổi, điều này giúp cho việc xây dựng các ứng dụng lớn dựa trên 
Codeigniter Framework có vòng đời ổn định hơn so với các PHP Framework khác.

        Chỉ là ý kiến cá nhân mình đưa ra, vẫn còn nhiều lựa chọn khác cho các bạn, còn các bạn thì sao nhỉ, sẽ sử dụng Framework nào cho mình? Vậy Framework nào tốt nhất ? Nên chuyển sang Framework nào? Điều đó phụ thuộc vào sở thích mỗi người, yêu cầu của dự án, thời gian cần thiết để làm chủ Framework
Đừng nên bó buộc mình vào một Framework bất kì, hãy thử nhiều Framework khác nhau, nó sẽ đem lại nhiều kinh nghiệm cho bạn




Saturday, December 13, 2014

Để lựa chọn được một PHP Framework phù hợp thì cần lưu ý gì?

Việc có cho mình một vài PHP framework thì nó sẽ mang lại cho ta lợi thế vô cùng đặc biệt, vậy để có cho mình được framework với mình thì nên lựa chọn thế nào cho nó phù hợp với khả năng và phong cách của mình?
Khái niệm về PHP Framework giờ không còn xa lạ với lập trình viên nữa, vậy khi bạn muốn lựa chọn một loại PHP framework phù hợp với ứng dụng web của mình bạn nên để ý đến độ phổ biến của nó. Một PHP framework càng phổ biến có nghĩa là nó được nhiều người sử dụng và phát triển. Hiện nay có rất nhiều loại PHP framework cho bạn lựa chọn và bạn cũng có thể tự tạo một PHP framework cho riêng mình, tuy nhiên điều này chỉ dành cho những người có hiểu biết vững vàng về framework hay những chuyên gia về PHP.
hoc-lap-trinh-php-o-dau-tot-nhat-42
Dễ sử dụng, hiệu quả, phổ biến, có các tính năng mạnh mẽ, phát triển ứng dụng nhanh là một trong những yếu tố để chọn một PHP framework phù hợp với mình.
Để có thể lựa chọn một PHP framework phù hợp bạn nên tìm hiểu kỹ và dùng thử để có lựa chọn đúng đắn. Và tốt hơn bạn nên học hỏi ở những người có kinh nghiệm để tìm được một loại PHP framework có tính năng phù hợp với nhu cầu của mình.

Thursday, December 11, 2014

Lúc nào thì chúng ta nên dùng PHP Framework nhỉ?

Thuần thục PHP framework thì nó sẽ có một ưu điểm cực kì lớn và khủng khiếp, vậy nên có câu hỏi được đặt ra là : "Khi nào thì chúng ta sử dụng PHP framework?"
Lúc nào thì nên sử dụng PHP Framework, câu hỏi này không có câu trả lời trực tiếp. Với những bạn mới bắt đầu cũng nên sử dụng framework bất cứ khi nào có thể vì nó cung cấp những tính năng đơn giản và ổn định. Nó sẽ giúp bạn loại bỏ bớt những mã thiếu tính khoa học và tăng quá trình phát triển ứng dụng web.
Một điều không thể phủ nhận là PHP framework giúp tiết kiệm thời gian và giúp việc viết code chặt chẽ hơn. Framework có thể xem như một công cụ giúp các lập trình viên yếu biết cách viết mã code một cách ngắn gọn và có khoa học.
hoc-lap-trinh-php-o-dau-tot-nhat
Khi làm việc với một project có lượng mã phải viết quá lớn bạn nên quan tâm đến PHP framework nó sẽ giúp công việc của bạn nhẹ nhàng hơn. Hay khi thời gian gấp rút PHP framework cũng rất có ích cho bạn. Lúc này sử dụng PHp framework là một lợi thế lớn do nó giúp tăng tốc quá trình viết mã.

Wednesday, December 10, 2014

Lý do vì sao ta lại nên dùng PHP Framework để lập trình?

          PHP Framework hỗ trợ cho lập trình viên cực kỳ tốt và các doanh nghiệp đều yêu cầu là phải sở hữu một Framework nào đó, và đó là nguyên nhân tại sao mà các lập trình viên đã lựa chọn PHP Framework.
Nguyên nhân dễ thấy nhất để cho các lập trình viên sử dụng PHP framework là khả năng tăng tốc trong quá trình phát triển ứng dụng web. Một framework sẽ cung cấp sẵn các module cần thiết để xây dựng một project, chính vì vậy mà các lập trình viên có thể tận dụng tối đa để phát triến các ứng dụng thực tế.
Sự đơn giản, dễ học và dễ sử dụng tạo lên lợi thế cho PHP, đó là lý do tại sao nhiều người thích sử dụng PHP. Tính ổn định cũng là một lý do quan trọng mà các lập trình viên đang lựa chọn Framework cho các website của mình.

Bạn nên lưu ý trước khi sử dụng một framework nào đó và tự đặt ra cho mình với các câu hỏi: 
          +Nó có giúp ứng dụng của bạn hoạt động tốt hơn không?
          + Có tăng tính ổn định của ứng dụng không? 
          +Nó có tiết kiệm thời gian và công sức cho bạn không? 
        Hãy tự mình trả lời để xem mình có cần sử dụng framework không và nên sử dụng framework nào cho phù hợp vì hầu hết các PHP framework đều hỗ trợ nhiều thành phần mở rộng, thậm chỉ bạn có thể tự tạo một framework cho mình.

Tại sao lại là PHP Framework?

Các bạn đã biết PHP là gì chưa? Và điều chắc nữa là  PHP rất phổ biến, nhưng sẽ còn thú vị và phong phú hơn nếu bạn hiểu rõ về PHP framework.
Các bạn đã biết PHP là gì? Vậy các bạn đã biết PHP Framework là gì? Ứng dụng của PHP Frame là gì hay chưa?
Hôm nay HTVSITE sẽ giới thiệu đến các bạn bài viết về PHP Framework.
 Như các bạn đã biết PHP là 1 ngôn ngữ script rất phổ biến hiện nay bởi những lý do: linh hoạt, dễ sử dụng, dễ học,vv... nhưng đôi khi việc viết mã PHP, hay bất cứ ngôn ngữ nào khác khiến ta khó chịu vì sự đơn điệu, khô khan và rắc rối. Khi đó PHP framework là một “nữ thần” cho sự mềm dẻo và đầy cảm hứng sẽ xuất hiện.
Bạn cần biết rằng PHP frameworks sẽ làm cho những ứng dụng trên web viết bằng ngôn ngữ PHP trở nên mềm dẻo hơn, bằng việc cung cấp cấu trúc cơ bản để xây dựng những ứng dụng đó. Điều này cho phép bạn dành nhiều thời gian để tạo ra các ứng dụng web, hơn là phí thời gian để viết các đoạn mã lặp lại trong 1 project đồng thời nó cũng làm tăng sự ổn định cho các ứng dụng đó.
Cách thức làm việc của PHP framework là dựa vào mô hình kiến trúc Model View Controller (MVC). Đây là mô hình cho phép tách biệt mã nghiệp vụ và giao diện thành các phần riêng biệt điều nầy đồng nghĩa với việc ta có thể tách chúng thành các phần riêng lẻ để chỉnh sửa. Có thể tưởng tượng MVC có chức năng như một router. Điều khiển và phân luồng về nghiệp vụ và các thành phần xử lý.
Nói chung, MVC cho phép xử lý từng thành phần riêng lẻ, khi xử lý thành phần này thì các thành phần khác hoàn toàn không bị ảnh hưởng. Điều này sẽ giúp bạn lập trình PHP ít phức tạp hơn.
Còn nhiều điều thú vị về PHP framework mà HTVSITE tin rằng bạn hay bất kỳ người nào đam mê về lập trình cũng muốn khám phá. Chúng tôi sẽ chia sẻ về PHP framework kỹ hơn trong các khóa học của mình các bạn có thể tìm hiểu thêm tại http://hocthietkeweb.org

Tuesday, December 9, 2014

Ngôn ngữ lập trình phổ biến rộng rãi nhất để xây dựng website hiện nay

PHP - ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất cho việc thiết kế website ngày nay, và lợi thế của nó mang lại là những gì? Tại sao lại nó lại được sử dụng rộng rãi đến như vây?
PHP (Hypertext Preprocessor) là một ngôn ngữ kịch bản máy chủ được thiết kế bởi Rasmus Lerdorf  - một công cụ mạnh mẽ để tạo nên các trang thiết kế web động và tương tác. Đây là ngôn ngữ kịch bản đơn giản, nhanh chóng, linh hoạt và được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất cho tất cả mọi thứ, từ blog đến trang web động.

- Cộng đồng lớn người dùng và các nhà phát triển, các tài liệu thiết kế web phong phú.
- Phần mềm miễn phí được lưu hành theo quy định của PHP
- Dễ học
- Cung cấp số lượng lớn các extension và mã nguồn có sẵn.

- Cho phép thực thi mã trong môi trường hạn chế.
- Cung cấp hỗ trợ cơ sở dữ liệu mở rộng.
- Hoạt động trên hầu hết các hệ điều hành và nền tảng.
- Cung cấp quản lý phiên bản native và API mở rộng.
- Có thể được triển khai trên hầu hết các máy chủ web.
Ai sử dụng PHP?
- Google
- Zend
- W3C
- Yahoo
- NASA
- Facebook
Mức độ phổ biến
Theo Wikipedia , vào tháng Giêng năm 2013, PHP đã được xây dựng trên hơn 240 triệu trang web và 2,1 triệu máy chủ web.
Cú pháp
Một kịch bản PHP bắt đầu với < ?php và kết thúc bằng ?> Các phần mở rộng mặc định cho các file PHP là ".php". Một file PHP thông thường có chứa các thẻ HTML, và một số mã kịch bản PHP.
1 <!--?php
2 // PHP code goes here
3 ?-->

Pages

Powered by Blogger.

Người đóng góp cho blog