Các khái niệm không phải ai cũng biết về lập trình Unknown Monday, December 15, 2014 No Comment

Có nhiều người vẫn cho rằng lập trình rất khó học, khó hiểu, học lập trình chỉ dành riêng cho những người thông minh, đam mê các hoạt động về trí não, có năng khiếu toán học, thuật toán - nghe có vẻ nó kinh khủng tởm nhưng thật ra lại lại ko là gì đâu, khái niệm rất đơn giản thôi các bạn ạ. Và còn vô số những ngộ nhận và lầm tưởng xung quanh việc học lập trình nữa.Các bạn không nên nghĩ nó là cái gì quá cao siêu và xa vời, nó hoàn toàn đơn giản hơn rất nhiều và ai cũng có thể học được nó ấy chứ.
Chúng ta sẽ khám phá, gỡ rối và sửa chữa những ngộ nhận về việc học lập trình và công việc lập trình viên trong bài viết này. Hi vọng bài viết sẽ là một lời tư vấn cho những ai đang cân nhắc trong việc học lập trình hướng tới làm lập trình viên. Hi vọng các bạn sẽ bổ sung thêm vào danh sách này để chúng ta hoàn thiện hơn về những hiểu biết cho công việc lập trình.
1. Những người học lập trình phải tinh thông toán học
Một câu trả lời dứt khoát rằng: kiến thức toán học không tỷ lệ trực tiếp tới kỹ năng lập trình. Công việc của lập trình viên là viết code chứ không phải làm việc với các công thức toán học.
Điều này không có nghĩa lập trình không liên quan gì đến toán học, lập trình viên vẫn cần có những kiến thức cơ bản về đại số.
Nếu bạn cần tạo ra một sản phẩm nào đó yêu cầu phải có kiến thức toán học thì chắc chắn bạn cần tinh thông toán học nhưng nó không còn là vấn đề lớn khi mà những giải pháp đã có sẵn rất nhiều trong ngành này rồi. Nhưng nếu bạn là người giỏi toán học bạn sẽ có nhiều ưu thế hơn.
2. Lập trình viên là người phải có chỉ số IQ cao cỡ 160
Để làm một lập trình viên, điều quan trọng không phải là chỉ số IQ của bạn là 80 hay 160 mà điều quan trọng hơn cả là niềm đam mê của bạn với nghề. Chỉ số IQ của bạn không giúp gì nhiều cho việc bạn muốn làm gì, phù hợp với công việc gì và bạn sẽ tiến xa đến mức nào. Tất cả phụ thuộc vào niềm đam mê của bạn. Bạn hãy quan tâm xem bạn đã thất bại bao nhiêu lần với công việc lập trình và bạn đã học được những gì qua những thất bại đó và bạn đã sửa chữa những sai lầm đó như thế nào. Đó mới chính là điều một lập trình viên giỏi cần đến.
3. Phải đỗ vào đại học để học lập trình
Ngày nay, Internet và công nghệ ngày càng phát triển, bạn có thể học cách làm thế nào để lập trình từ những lập trình viên đầy nhiệt huyết mà không nhất thiết phải học từ các giảng viên đại học.
Bạn có thể đăng ký học tại các trung tâm dạy lập trình, nơi chia sẻ cho các bạn các kiến thức thực tế bằng những dự án thật. Bạn có thể tìm hiểu thêm về trung tâm tin học HTVSITE - là một trung tâm luôn lấy chất lượng lên hàng đầu, chỉ dạy tận tay một cách nhiệt tình, hỗ trợ thực tập bằng các dự án thực tế, điều này sẽ giúp bạn trải nghiệm tất cả những khó khăn, vướng mắc, giải quyết những lỗi khó gỡ mà bạn có thể gặp phải khi lập trình. Đến với HTVSITE sẽ không có gì cản trở bạn đến với niềm đam mê lập trình.
Giảng đường đại học sẽ tạo một chút thuận lợi khi bạn muốn tham gia vào lĩnh vực lập trình, bởi các giảng viên đại học sẽ giúp bạn hiểu nhanh hơn về các vấn đề lý thuyết, các khái niệm về lập trình. Nhưng dù bạn đến với lập trình bằng con đường nào thì bạn cũng nên tự học, tự trau dồi vì chỉ bạn mới có thể quyết định xem liệu mình có thế tiến xa đến đâu trong khi ngành lập trình và công nghệ luôn luôn phát triển với tốc độ như vũ bão.
4. Chỉ nên học ngôn ngữ lập trình tốt nhất mà thôi
Không có ngôn ngữ lập trình nào được gọi là tốt nhất, bởi vì ngôn ngữ lập trình tốt là ngôn ngữ phù hợp với mục đích hiện tại của bạn, phục vụ cho công việc, cho học hành. Bạn có thể chọn PHP, PHP là ngôn ngữ linh hoạt, khả năng tương thích, khả năng bảo trì cao, dễ học, cộng đồng PHP cũng khá năng nổ.
5. Chỉ cần vài tuần để học và tinh thông một ngôn ngữ lập trình
Bạn có thể dành vài tuần để học lập trình nhưng bạn sẽ mất nhiều năm để trở thành một lập trình viên giỏi. Nhiều bạn trẻ háo hức học một ngôn ngữ lập trình nào đó trong vài tuần rồi học cố gắng lập trình một game “trong mơ” của họ và rồi họ thất bại, nản chí rồi từ bỏ ước mơ trở thành lập trình viên.
Cũng giống như những ngành nghề khác, để làm lập trình bạn cần đam mê và kiên trì. Có thể ban đầu bạn thất bại, nhưng rồi bạn sẽ từng bước một “lên tay”. Mỗi thất bại sẽ là một bài học để bạn tiến xa hơn trên con đường lập trình viên.
6. Tôi cần phải nhớ tất cả các cú pháp
Bạn không phải một “siêu nhân” để mà nhớ hết tất cả, làm lập trình mà không cần trợ giúp gì từ bên ngoài. Nếu làm được như vậy thì bạn sẽ xây dựng được tất cả những gì bạn nghĩ trong đầu bằng các con số 0.
Bạn không cần nhớ hết cú pháp, chỉ cần nhớ những điều căn bản. Vì hiện nay các ngôn ngữ lập trình đều được thiết kế đặc biệt giúp bạn “gợi nhớ” để lập trình nhanh hơn. Hãy khám phá các ngôn ngữ và các công cụ bên trong chúng bạn sẽ thấy thực sự thú vị đó.
7. Không thể viết được nhiều code như vậy
Có lẽ nhiều người đã cảm thấy kinh hãi khi lần đầu tiên nhìn thấy mã nguồn của một trang web. Nhưng nếu bạn để ý một chút, thì bạn sẽ nhận ra chúng bao gồm các câu lệnh lặp lại, các phương thức và vòng lặp. Tất cả chỉ có vậy. Khi tham gia các khóa học bạn sẽ được học từ cơ bản đến nâng cao. Và 10000 dòng code sẽ chẳng còn là vấn đề quá lớn. Bạn hoàn toàn có thế tạo ra nó.
8. Phái yếu - không thể lập trình.
Bạn có thể sẽ bất ngờ khi phụ nữ đã và luôn ở top trên trong danh sách những lập trình viên có ảnh hưởng nhất và đây là một trong những danh sách đó:
Ada Lovelace có thể được xem là lập trình viên đầu tiên trên thế giới.
Grace Murray Hopper đã phát triển trình biên dịch đầu tiên cho ngôn ngữ lập trình.
Adele Goldstine đã góp phần tạo nên máy tính điện tử đầu tiên trên thế giới.
Jean E. Sammet là người đã phát triển ngôn ngữ lập trình FORMAC, một biến thể của ngôn ngữ FORTRAN.
Marissa Mayer là một trong những lập trình viên đầu tiên của Google.
Tuy nhiên có khá ít phụ nữ theo đuổi ngành lập trình, có thế do các yếu tố như áp lực xã hội, kinh tế, niềm đam mê,…


by Jillur Rahman

Jillur Rahman is a Web designers. He enjoys to make blogger templates. He always try to make modern and 3D looking Templates. You can by his templates from Themeforest.

Follow him @ Twitter | Facebook | Google Plus

No Comment

Pages

Powered by Blogger.

Người đóng góp cho blog