Lập trình những dòng lệnh đầu tiên với Hello Word Unknown Wednesday, January 7, 2015 No Comment

Bắt đầu lập trình với những đoạn code đơn giản để có thể học  PHP tốt hơn.
Đây chính là chương trình "kinh điển" mà chắc ai học lập trình (bất kể ngôn ngữ gì) đều biết!
I.Bắt đầu

Nếu các bạn đã từng học lập trình, chắc các bạn cũng biết được "Hello world!" nghĩa là gì, còn nếu bạn nào chưa biết, thì tôi sẽ nói cho các bạn ngay đây:

"Hello world!" là một chương trình cơ bản nhất dành cho những người mới bắt đầu học một ngôn ngữ lập trình nào đó. Chương trình này đơn giản chỉ viết duy nhất một dòng chữ "Hello world!" ra màn hình. Các bạn có thể bỏ qua nó nếu đã biết từ trước, còn nếu bạn nào chưa biết, thì chúng ta bắt tay vào viết những câu lệnh này bằng PHP nhé.

Hãy mở NotePad ra, gõ vào nội dung sau:

<HTML>

<BODY>

<?php

echo ("Hello world!");

?>

</BODY>

</HTML>

Save lại với cái tên test.php. Copy nó vào thư mục gốc (Root Directory) mặc định của Web server. Khởi động Web server Apache lên (nó sẽ hiển thị một cửa sổ đen ngòm, bạn cứ để đó, đừng tắt nó đi, vì nếu tắt đi thì tức là bạn đã tắt chương trình Web server Apache đi rồi đấy).

Bây giờ mở trình duyệt ra, tại ô địa chỉ, gõ nội dung sau: "http://127.0.0.1/test.php" (nhớ bỏ hai dấu ngoặc kép đi nhé)

Nó sẽ hiển thị ra màn hình của trình duyệt với duy nhất dòng chữ Hello world!

Chắc bạn thất vọng lắm hả? Vâng, nó chỉ có mỗi dòng chữ "Hello world!" trên màn hình trình duyệt, mà bạn có thể làm nó đơn giản hơn rất nhiều, chẳng cần đến cái PHP kia. OK. Đừng thất vọng vội.

Chương trình này hoạt động như thế nào? Trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu cách thức hoạt động của hệ trình duyệt (Web Client) và máy chủ cung cấp dịch vụ Web (Web server ) đã nhé:

Bước 1: Trình duyệt gửi một yêu cầu HTTP đến máy chủ, yêu cầu một file nào đó.

Bước 2: Máy chủ sẽ chuyển yêu cầu này đến chương trình xử lý tương ứng, chính là chương trình Web server.

Bước 3: Web server phân tích các yêu cầu nhận được, sau đó kiểm tra xem trình duyệt ở máy khách yêu cầu gì. Nếu đó là các file bình thường (không phải là các file chứa các đoạn mã script thực thi phía máy chủ), nó sẽ tìm kiếm file đó và trả về cho trình duyệt ở máy khách. Còn nếu đó là các file chứa các đoạn mã script thực thi phía máy chủ (các chương trình CGI, hay các file thư viện liên kết động ISAPI, hoặc các file *.asp hay *.php), nó sẽ triệu gọi chương trình thực thi các đoạn mã này. Chương trình này sẽ chịu trách nhiệm chạy các đoạn mã, trả chúng về cho Web server dưới khuôn dạng của HTML. Sau đó, Web server mới trả kết quả lấy được cho trình duyệt.

Như vậy, chương trình của bạn phải được thực thi trên máy chủ, sau đó mới được trả về cho trình duyêt. Và đây chính là cái gọi là "Trang Web động". Không giống các trang web tĩnh, trang web động cho phép bạn thao tác với máy chủ thông qua các đoạn script thực thi phía server. Nhờ có sự tương tác này, bạn có thể truy xuất cơ sở dữ liệu, lấy thông tin người sử dụng, điều khiển các hoạt động khác...

OK. Bây giờ chắc bạn đã có được chút ít kiến thức với các hệ thống điều khiển Web Client - Server rồi. Đến lượt chúng ta bắt đầu phân tích chương trình đầu tiên kia.

II. Phân tích chương trình

Quay trở về đoạn mã trên.

Điều đầu tiên chúng ta bắt buộc phải biết, đó là những đoạn mã thực thi PHP luôn luôn được nằm trong thẻ <?php .... ?>. Chương trình xử lý của máy chủ sẽ chỉ thực thi các đoạn mã nằm trong thẻ này. Tất cả các đoạn mã khác nằm ngoài thẻ trên đều không được xử lý trực tiếp trên server mà được đưa về trình duyệt.

PHP Code:

<?php

// Đoạn mã PHP đặt ở đây

?>

Điều thứ 2 bạn cần biết là chương trình của bạn phải được đặt trong các file *.php. Nếu bạn đặt nó vào file khác, thì đừng mong nó chạy nhé, vì nguyên tắc của chương trình Web server là chỉ triệu gọi các chương trình xử lý tương ứng với các file có đuôi xác định trước.

Điều thứ 3 bạn cần biết là trong file *.php của bạn, ngoài các đoạn script PHP, bạn có thể đặt bất kỳ cái gì theo khuôn dạng HTML, kể cả các đoạn JavaScript chạy trên máy khách. Tức là ngoại trừ các đoạn script PHP ra thì nó không khác gì một file HTML thông thường

Điều thứ 4 các bạn cần biết, là chúng ta có thể đặt nhiều đoạn mã xử lý PHP khác nhau trong cùng một file PHP. Các đoạn mã PHP này sẽ được thực thi lần lượt từ đầu file xuống dưới. Hãy xem ví dụ sau:

PHP Code:

<BODY>

    <?php

    echo ("Hello world!");

    ?>

    <BR>

    Xin chao tat ca cac ban, day la chuong trinh PHP dau tien cua toi

    <?php

    echo ("<p align=right> HTVSITE- Trung tâm đào tạo dạy học lập trình PHP, thiết kế web ở Hà Nội  </p>")

    ?>

</BODY>

</HTML>

Đây là đoạn mã code PHP cơ bản nhất khi chúng ta mới học lập trình PHP, tuy vậy nhưng nó phần nào giúp các bạn hiểu được cách nhúng mã PHP vào tài liệu html, câu lệnh cơ bản của PHP , tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu sơ lược tổng quan về ngôn ngữ PHP này
Khởi đầu, chương trình xử lý phía Web server sẽ phân tích file PHP này, trả về đoạn mã

PHP Code:

<HTML>

<BODY>

Tiếp theo, khi thấy đoạn mã thứ nhất, nó sẽ thực thi và trả về dòng "hello, world" (Dòng này do hàm echo() của PHP thực hiện). Sau đó, nó tiếp tục trả về các dòng

HTML Code:

Xin chao tat ca cac ban, day la chuong trinh PHP dau tien cua toi

Đến khi gặp đoạn PHP thứ 2, nó sẽ thực thực thi đoạn mã thứ 2 này (gọi hàm echo()) và trả về kết quả:

HTML Code:"<p align=right> HTVSITE- Trung tâm đào tạo dạy học lập trình PHP, thiết kế web ở Hà Nội </p>"

Hết đoạn mã thứ 2. Nó sẽ gửi tiếp phần còn lại của file về cho Web server. Sau đó, Web server chính thức trả toàn bộ kết quả về cho trình duyệt.

Điều quan trọng cuối cùng: Kết thúc mỗi câu lệnh của PHP đều là một dấu chấm phẩy (";"), ngoại trừ một vài trường hợp (các bạn sẽ được biết sau này)
echo là lệnh cho phép bạn viết một chuỗi thông tin ra trang web của mình.
by Jillur Rahman

Jillur Rahman is a Web designers. He enjoys to make blogger templates. He always try to make modern and 3D looking Templates. You can by his templates from Themeforest.

Follow him @ Twitter | Facebook | Google Plus

No Comment

Pages

Powered by Blogger.

Người đóng góp cho blog